Ba lời khuyên không nên bỏ qua nếu muốn du học Mỹ

Bài luận cá nhân nên viết trước hai tháng

Mỗi trường sẽ có bài luận riêng. Chẳng hạn đại học Harvard sẽ yêu cầu kể một câu chuyện ý nghĩa. Trường đại học Stanford lại yêu cầu viết một lá thư cho bạn cùng phòng tương lai – những câu hỏi đánh đố, kiểm tra xem học sinh có biết thiết lập kế hoạch cho tương lai hay không.

Sai lầm của các em học sinh là đợi đến phút cuối bắt đầu mới viết bài luận. Họ chỉ quan tâm làm sao để có được điểm các bài thi chuẩn hóa cao, các thành tích hoạt động ngoại khóa nhiều… trong khi bài luận để đến tuần cuối cùng mới viết. Thực ra những câu hỏi đó của bài luận cực kỳ quan trọng, cần chuẩn bị rất kỹ. Ở vòng cuối cùng người ta sẽ căn cứ vào bài luận xem ứng viên nào có sự chuẩn bị tốt hơn, nội dung thuyết phục hơn.

Vì vậy, những bài của riêng mỗi trường có yêucầu khác nhau, cần có sự chuẩn bị sớm ít nhất là hai tháng trước khi nộp chứ không phải nước đến chân mới nhảy, vài ngày trước khi nộp.

college-photo_8354

Chọn trường “tránh cho trứng vào một rổ”

Thường thì tư vấn chung là sẽ chia thành ba nhóm trường, theo điểm SAT. Ví dụ, năm trường mơ ước của mình là những trường Top (hơi vượt ngoài khả năng nhưng cũng muốn nộp để thử thử); những trường vừa tầm và những trường cơ hội  được nhận cao. Xu hướng là các em học sinh quá tự tin, thường chỉ nộp hồ sơ vào tất cả những trường thứ hạng cao. Như vậy, hai trường hợp xảy ra: hoặc là đậu hết, hai là trượt hết. Chẳng hạn, khi bị đại học Harvard loại thì khả năng bị trường Yale loại cũng rất cao. Kinh nghiệm chọn trường ở đây, nếu diễn đạt một cách hình ảnh, thì cần cho trứng vào nhiều giỏ khác nhau chứ không nhập vào một giỏ – tức nộp hồ sơ rải đều các nhóm trường.

Hiện nay, quan niệm phổ biến là phải đậu trường Top nổi tiếng mới đáng đi học. Đó là quan niệm khó thay đổi mà như bản thân tôi cố gắng thay đổi cách nghĩ ở các em học sinh nhưng với phụ huynh lại thua. Họ bảo phải vào trường nổi tiếng mới đi học.

Thực ra trường ở Mỹ thiết kế hệ thống như nhau. Giảng viên giỏi giữa các trường cũng khá đồng đều. Tiếng tăm của trường phụ thuộc vào cựu du học sinh thành đạt đã đành nhưng cần nhớ, điều đó cũng phụ thuộc số tiền trường đó bỏ ra cho những hoạt động tiếp thị, tuyển sinh. Vì vậy không có nghĩa càng nổi tiếng thì chất lượng giáo dục càng cao.

Phụ huynh lại ít tin vào lời khuyên đó bởi họ nghĩ càng nổi tiếng thì xin việc càng dễ hơn, người ta nhìn vào mình tốt hơn. Đó là sai lầm khiến học sinh chủ động (hoặc bị cha mẹ định hướng) nộp hồ sơ vào trường Top. Điều đó đồng nghĩa tự tước đi cơ hội có thể vào những trường có thứ hạng thấp hơn một chút, phù hợp với trình độ của mình hơn. Thậm chí có những trường thứ hạng thấp hơn nhưng hỗ trợ tài chính tốt hơn. Đó là chưa kể, nếu đậu vào rồi, trong một môi trường toàn sao thì con em họ sẽ cạnh tranh như thế nào, liệu có thích nghi được môi trường học đó hay không?

Tránh “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng”

Áp lực với học sinh lớp 12 quá lớn, ở chỗ các em vừa phải chuẩn bị du học vừa phải lo ôn thi tốt nghiệp, như vậy là phải song song hai chương trình. Tôi thường tư vấn cho phụ huynh nên chọn một con đường: nếu đã xác định du học thì nên chỉ tập trung cho các bài thi chuẩn hóa; nếu là thi đại học trong nước thì tập trung ôn thi. Tuy nhiên họ lại muốn chọn cả hai cho chắc ăn. Mà như vậy thì áp lực của phụ huynh có không? Tất nhiên là có nhưng áp lực của con em họ thì lớn hơn nhiều.

Điều đặc biệt là các kỳ thi tốt nghiệp một số môn có sự luân phiên, cấu trúc và hình thức thi thường “đổi mới”, “cải cách”. Ở Mỹ, một khi kỳ thi nào đó thay đổi định dạng, cấu trúc thì họ sẽ báo trước hai năm. Trong thời gian hai năm đó họ cho mình nhiều bài thi mẫu để làm quen, thi thử… nên khi chính thức áp dụng, thi thật thì rất sẵn sàng. Ví dụ SAT 2016 đổi đề thì từ 2014 đã bắt đầu thông báo, có đề mẫu để học sinh làm quen.

Áp lực nhiều, học nhiều nhưng kỹ năng không có sự chuẩn bị nên các bạn du học sinh thời kỳ mới qua thường cảm thấy bị “khớp”. Ở trong nước học môn này môn kia, đề thi ôn thế nào thì thi thế ấy. Trong khi đi du học, mọi thứ phải xuất phát từ sự tự học, tích luỹ kiến thức từ thư viện, từ tài liệu và cả cuộc sống… Nhiều học sinh khi mới đi học vẫn hay liên hệ tôi, hỏi rằng giáo sư bảo tìm đề tài nhưng không biết tìm đề tài gì, ở đâu…

Vì vậy, trong giai đoạn nộp đơn du học mỹ lời khuyên quan trọng nhất cho các học sinh trong giai đoạn này là làm gì thì làm một thứ thôi, không ôm đồm, học thêm… Với cá nhân tôi, lời khuyên là trong vòng ba tháng này nên tập trung vào viết luận, học SAT tập trung vào du học. Khi đã chuẩn bị cho du học tương đối ổn thì quay lại học chương trình phổ thông.

Một số học sinh của tôi thường lựa chọn nếu du học thì chỉ tập trung vào con đường này, không đi học thêm và đã thành công.

Thay vì thời gian dành cho học thêm họ tập trung vào kỹ năng viết bài luận, các bài thi chuẩn hóa… như vậy bộ hồ sơ ứng tuyển sẽ chất lượng.

(Hoài Chung)

Theo Báo Người Đô Thị

Được mất khi vào “trường top”

Làm sao để vào được Harvard? Làm sao để nhận được học bổng toàn phần? Làm sao học kém mà vẫn vào được “trường top” (các đại học danh tiếng)? Đó là những câu hỏi phổ biến nhất, được phụ huynh quan tâm nhất. Ít ai hỏi: Học xong ở Mỹ về Việt Nam làm những công việc gì thì tốt? Trường nào phù hợp với con tôi?

Đậu xong thì… mất hút

Một thực tế đang diễn ra tại các môi trường có du học sinh Việt Nam: những bạn trẻ học giỏi được bố mẹ chuẩn bị từ rất sớm vào các đại học Mỹ thì lại “biến mất”, trong khi nhiều bạn ít được chuẩn bị hơn lại nổi trội. Nguyên nhân: phụ huynh ít quan tâm chuẩn bị cho con tâm lý tự lập nên khi con được “thả” ra, gặp rất nhiều bất lợi, dễ mất phương hướng. Trong khi đó, ở môi trường mới là trường top (Harvard, Oxford, Stanford, Cambridge…), luôn có sự cạnh tranh gắt gao giữa những tài năng với nhau. Họ dễ hụt hẫng bởi không còn là “ngôi sao” như trước. Cơ hội nghiên cứu với giáo sư cũng không dễ, khác hoàn toàn với việc được kèm cặp, dạy bảo hồi còn học ở trung tâm tư vấn. Các cơ hội thực tập, việc làm ở các công ty tốt cũng bị chia sẻ.

Những tài năng đó cũng không nghĩ tới hoặc thiếu kỹ năng trong các hoạt động cộng đồng mà chỉ chăm chú lo cho bản thân, cho việc làm và quyền lợi từ công việc mang lại; điều này đi ngược với giá trị mà các trường đề cao – hướng về cộng đồng. Trong khi đó, những học sinh có ít điều kiện nhưng nhiều trải nghiệm thực tế dễ thích nghi với môi trường mới, mau chóng phát huy thế mạnh, đặc biệt là những chương trình cộng đồng.

Học bổng thì ai cũng xứng đáng nếu có công sức săn đuổi, nhưng duy trì lợi thế là vấn đề phải bàn.

admission-office (1)

Trường top cần gì ở sinh viên?

Đầu tiên, những đại học hàng đầu đề cao kỹ năng tự nghiên cứu. Điều đó có nghĩa học ở trường chỉ một, sau đó phải vào thư viện đọc và tra cứu ý kiến của nhiều người khác nhau, từ đó quy nạp thành quan niệm cá nhân. Nếu kỹ năng này không tốt thì sẽ luôn thua kém đồng môn. Trong khi đó đa số phụ huynh Việt Nam khi chuẩn bị cho con chỉ chú tâm tiếng Anh, điểm SAT, một số hoạt động ngoại khoá… Đó là lý do vào trường top là lựa chọn sai lầm.

Kỹ năng thứ hai là tạo dựng mối quan hệ. Ở các đại học danh tiếng, giáo sư thường tập trung nghiên cứu hơn là giảng dạy, được giáo sư hướng dẫn trực tiếp rất khó. Hầu hết thời gian sinh viên sẽ giao tiếp với trợ giảng hay bạn học cùng khoá. Vì vậy, phải xác lập quan hệ với những đối tượng này để được hỗ trợ khi gặp khó khăn.

Kỹ năng thứ ba là khám phá. Thường phụ huynh hướng cho con vào một ngành cụ thể nào đó, như toán, kinh tế… và người con chỉ chăm chú vào ngành đó, không dám thử các ngành khác như tâm lý, thiên văn, triết học… Khi chọn đi chỉ một con đường, lỡ con đường ấy quá nhiều người giỏi thì cơ hội cũng bị chia sẻ. Nếu bản thân tự khám phá, học hỏi và biến những kiến thức thu được thành kỹ năng thì họ chứng minh được thế mạnh của mình với nhà tuyển dụng. Khả năng tự khám phá đồng nghĩa với việc thu nạp được nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn và tư duy đa chiều khi giải quyết vấn đề. Trong gói tư vấn du học ở Việt Nam, thật tiếc lại thiếu yếu tố này.

Cơ hội do chính mình tạo ra

Vậy nếu chọn những trường ngoài top thì sao? Thứ nhất, đây là những trường đại học nhỏ, khoảng 2.000 sinh viên, rất dễ tạo những mối quan hệ. Giáo sư ở các trường này thường không quá tập trung vào nghiên cứu mà chuyên tâm giảng dạy, người học có thể gõ cửa văn phòng họ bất cứ lúc nào để nhờ tư vấn. Ngoài ra, những trường này không quá khu biệt ngành học mà đa ngành, là điều kiện giúp người học có cơ hội thử thách, chọn lựa và phát huy sở trường.

Vào trường top để bị cạnh tranh bởi những người giỏi nhất, hay vào một trường có thứ hạng thấp hơn nhưng “thằng chột làm vua xứ mù”? Điều lạ là đa số bạn trẻ thường chọn trường theo định hướng của bố mẹ mà bỏ qua nguyện vọng và sở trường bản thân. Tôi từng tư vấn nhiều trường hợp như vậy, rằng quan điểm bố mẹ là một kênh tham khảo nhưng khi vào học, không tội gì phải tự trói buộc mình; hãy mạnh dạn mở rộng học những ngành khác, thích lĩnh vực nào cứ đi sâu vào đó, làm quen với những người giỏi nhất và làm sao để toả sáng từ chính con đường mình chọn…

Vậy cần trả lời thế nào cho câu hỏi phổ biến nhất: vào Harvard khó hay dễ? Khi hỏi câu đó, người ta chờ đợi một công thức. Chẳng hạn, điểm ở trường phải nằm trong top 5%, điểm SAT nằm trong top 5% của thế giới, phải làm ít nhất 200 tiếng hoạt động xã hội, đạt ít nhất hai-ba giải mang tính quốc tế hoặc quốc gia, phải tài năng trong một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, thể thao…), được đánh giá tốt từ thầy cô, thể hiện được tiềm năng phát triển trong tương lai (qua bài luận cá nhân). Ngoài những yếu tố trên, còn phụ thuộc vào yếu tố thời điểm: năm đó có nhiều người giỏi ứng tuyển hay không, người xét hồ sơ có đánh giá cao những giá trị của mình hay không? Ông bà từng đúc kết: liệu cơm gắp mắm.

Có thể đưa ra một ví dụ để tham khảo: năm nay có một bạn học sinh tự thân vận động vào được trường Yale. Tuy nhiên, sau đó bạn này tiếp tục nộp đơn vào Harvard vì muốn chứng minh không cần phải sử dụng dịch vụ tư vấn, can thiệp của người thân vẫn trúng tuyển và cuối cùng bạn này vào được Harvard. Trong vòng một tháng phải quyết định chọn một trong hai trường, bạn này từ chối Harvard để chọn Yale. Với nhiều người, đó là một quyết định gây sốc. Tuy nhiên, lựa chọn đó ẩn chứa thông điệp: trường top không phải là tất cả, cơ hội là do chính mình tạo ra.

(Hoài Chung)

Trích báo Người Đô Thị 

DU HỌC VỚI 0 ĐỒNG

Trước đây, du học với 0 đồng (vì có gói học bổng) thường đến tình cờ, không theo kịch bản tính trước, như trường hợp của tôi. Tuy nhiên, những cơ hội như vậy trong thời điểm hiện tại không còn nữa…

Zero dollar sign holding by female hand, isolated over white background
Zero dollar sign holding by female hand, isolated over white background

0 đồng nhưng phải trả giá

Khi tôi học xong lớp 10, sở Giáo dục và đào tạo Bình Định nhận được hai lá thư thông báo chương trình học bổng ASEAN. Đây là chương trình học bổng mà chính phủ Singapore tài trợ 100%, điều ràng buộc là sẽ làm ở Singapore ba năm. Tôi học lớp chuyên Anh nên có cơ hội tiếp cận, được chọn. Hiện nay, khi thông tin đã quá phổ biến, nhiều gia đình bắt đầu cho con luyện thi từ năm lớp sáu chỉ để đạt được những gói học bổng này. Và du học 0 đồng không phải là chuyện tình cờ mà trở thành mục tiêu đề ra. Vì thế, nhiều phụ huynh định hướng cho con nhằm vào mục tiêu học bổng, vào những tiêu chí học bổng đòi hỏi mà ít hoặc không tập trung phát triển trí tuệ, kiến thức, tài năng… Chẳng hạn, không học tiếng Anh giao tiếp, trình bày trước đám đông, chỉ cần học đúng câu hỏi như đề thi yêu cầu – một dạng “học tủ”. Đó là sự thay đổi của việc tìm cơ hội du học 0 đồng, tức là những học bổng toàn phần như học bổng ASEAN, A-star…

Một dạng khác là du học ở Anh và Mỹ. Một số trường ở các nước này trao cho học sinh những học bổng rất cao, bao cả tiền ăn ở, tiêu vặt. Nhưng những học bổng này không bao giờ đến tình cờ. Muốn giành được học bổng thì phải có thông tin, sự chuẩn bị. Những phụ huynh giỏi tiếng Anh cùng con lên mạng “săn” thông tin từ các trường, từ đó thực hiện các kỳ thi chuẩn hoá như TOEFL, SSAT. Như vậy, để du học 0 đồng, từ rất sớm ở bậc trung học đã phải có sự chuẩn bị.

Thông thường, nghĩ đến học bổng là liên tưởng đến tài năng, đến những học sinh thuộc diện gia đình khó khăn tự vươn lên. Nhưng hiện tại, đối tượng này không có cơ hội như những em con nhà khá giả, được chuẩn bị mọi thứ cho du học từ sớm. Điều đó cho thấy vai trò của phụ huynh hiện nay rất quan trọng, họ chủ động trang bị tiếng Anh, quan hệ với người am hiểu du học… Chủ động định hướng, lo cho con cũng tốt nhưng khi can thiệp quá sâu, kiểu áp đặt con phải răm rắp theo mong muốn của mình lại kéo theo nhiều hệ luỵ. Thậm chí, khái niệm “sống qua con” đã được định danh cho nhóm đối tượng này – tức ngày xưa khó khăn quá, không có điều kiện du học thì tạo điều kiện để con thực hiện giấc mơ ngày xưa mình không làm được. Do định hướng của bố mẹ nên dễ nhận thấy học sinh Việt Nam lệ thuộc vào thầy cô quá nhiều, khả năng tự học kém, họ chỉ muốn được thầy cô hướng dẫn 100%.

Để có học bổng, hoá ra lại phải mất nhiều thứ, tiền bạc thì đã rõ, nhưng cái mất lớn hơn là sự chủ động học tập của con trẻ.

Nhà nghèo vẫn có thể du học

Du học 0 đồng hầu hết dành cho con nhà khá giả là thực trạng hiện nay, vậy một học sinh không nhận được định hướng từ phụ huynh, không học thêm, tư vấn từ trung tâm thì có cơ hội nhận học bổng du học? Có, với điều kiện phải đạt được một số tiêu chí: trước hết, khả năng tự học phải tốt, biết tự tìm tài liệu để học các môn có chứng chỉ, tham khảo những trang web hướng dẫn cách học miễn phí. Thứ hai, phải đọc nhiều, bởi khi không có người giàu kinh nghiệm hướng dẫn thì phải đọc để rút kinh nghiệm từ nhiều người. Thứ ba, cần tạo các mối quan hệ. Tôi có một người bạn, nhà khó khăn, không có điều kiện tham gia các công ty hay trung tâm tư vấn nhưng thường tới các buổi hội thảo. Ở đó, bạn này xin số điện thoại, email để hỏi thăm thông tin về trường đại học như chính sách học bổng cho sinh viên, đóng bao nhiêu tiền, tiêu chí chọn sinh viên… Như vậy, thay vì sử dụng dịch vụ tư vấn thì bạn này “đi tắt” và trúng tuyển.

Tất cả mọi tài năng đều phải được chắp cánh, dù tài năng đó có được bảo trợ bởi điều kiện gia đình hay không. Tuy nhiên, kế hoạch tiếp theo cho những tài năng đó cũng đáng lo. Bởi thực tế, nhiều bạn trẻ tài năng, trúng tuyển điểm số cao, có năng khiếu nhưng khi vào trường lại “biến mất”.

(Hoài Chung)

– Trích Báo Người Đô Thị

Học bổng toàn phần

Ngày 9 tháng 2, năm 2015

Hôm nay được tin cậu học trò được nhận làm internship hè ở Harvard. Mình chẳng có công lao gì lớn cả, nhưng thấy hãnh diện vì đã từng đặt một viên gạch nhỏ trên con đường chinh phục đỉnh cao của bạn ấy. Có lẽ viên gạch lớn nhất là học bổng toàn phần ở một trường Liberal Arts College bé xíu nhưng nằm trong list “Colleges that change lives”.

Là người cũng nhận được học bổng toàn phần suốt 10 năm du học, mình luôn tự hỏi vì sao lại có “free lunch” như vậy, mặc dù môn Kinh Tế học luôn khẳng định rằng cái đó không tồn tại. Ra đời không lâu, bài học mình rút ra được từ những cọ xát trong xã hội là không ai tìm đến mình mà không có mục đích. Và cũng chính như vậy mà người ta mới mang điều tốt đẹp đến cho nhau (mình lại lý tưởng hóa cuộc sống rồi!).

Vậy sự cao thượng của những người cho học bổng toàn phần mang lại cho họ điều gì? Ngoài những nguyên nhân hiển nhiên như thu hút và giữ chân nhân tài (như Singapore của 10 năm trước), làm đa dạng cho trường (để dễ xin tiền của nhà tài trợ) thì hình như họ có sự lạc quan về tiềm năng của người nhận được học bổng toàn phần.

Ba năm trước mình quan sát được ngay sự nổi bật của một cậu bé miệt mài vật lộn với SAT mặc dù bạn là dân chuyên Hóa. Đọc lướt qua bài essay thấy bạn thực sự khao khát trở thành một bác sĩ mang hạnh phúc đến cho đời. Bạn trẻ nào cũng tuyên bố được như vậy, nhưng không phải bạn nào cũng thể hiện được tiềm năng của mình. Họ tin câu chuyện của bạn và họ muốn đặt một viên gạch lớn giúp bạn xây dựng ước mơ đó.

Có lẽ những người cao thượng kia chỉ mong muốn có ai đó tiếp tục đặt những viên gạch nhỏ tiếp theo. Theo cấp số nhân, chẳng bao lâu sẽ có một lâu đài (mình lại lý tưởng hóa cuộc sống rồi!).

Còn 4 tháng nữa, những học trò đầu tiên mình dạy ở Việt Nam sẽ tốt nghiệp Đại Học Mỹ. Mình sắp có một lâu đài rồi. Mình tin như thế!

Ngày 15 tháng 8, năm 2015

cartoon1Sáng nay cậu học trò tag mình trên Facebook. Mình nói là “hiểu chết liền”, trong lòng hân hoan vì biết đâu một ngày nào đó chính mình sẽ được cứu sống bởi công trình khoa học của cậu ấy.

Harvard Medical School research presentation. Crystal structure of T-cadherin-adiponectin complex reveals the protective functions of adiponectin on vasculature

20 cách chống Trầm Cảm Khi Đi Du Học

Bố mẹ lo lắng con đi học sẽ bị sốc, ảnh hưởng đến học hành và tinh thần. Thực ra, sốchomesick-illus_opt thì không sốc lắm, nhưng mà trầm cảm thì rất dễ xảy ra đối với những bạn trẻ sống xa gia đình, đặc biệt là tự nhiên rơi từ trên trời xuống một vùng thung lũng tím bao quanh bới những dãy núi già nua.

Chung Trương (Williams ’09) và Linh Le (Williams, ’06) chia sẻ những kỹ năng cần thiết khác để giúp cho các bạn chống trầm cảm. Chú ý kỹ năng thứ 15 nhé.

Kỹ năng 1: phải ngay lập tức tìm 1 nhóm bạn thân, cùng sở thích. Tốt nhất là biết nấu ăn, biết lái xe, thích xem phim, chơi games.

Kỹ năng 2: làm bạn với các bạn du học sinh khác, vì breaks sẽ bị đuổi ra khỏi trường nên có thể đến ở miễn phí ở những trường khác. Ví dụ: Lafayette.

Kỹ năng 3: mỗi học kỳ học tối đa 2 khóa writing intensive thôi, còn lại phải balance với các khóa chỉ thi final chứ không phải đọc và viết nhiều

Kỹ năng 4: Phải học ít nhất 1 ngôn ngữ mới, vì như vậy sẽ có nhóm bạn thực hành nói với nhau, cực vui và cực hiệu quả.

Kỹ năng 5: tham gia ít nhất 1 hoạt động ngoại khóa có người Mỹ. Nhóm bạn này sẽ cực kỳ sẵn lòng hỗ trợ mình trong như lúc khó khăn, như là cần người chở đi airport, mua sắm.

Kỹ năng 6: học trượt tuyết, vì không có gì để làm hay hơn vào mùa đông hơn là trượt tuyết… ôi, một cảm giác rất Hàn Quốc

Kỹ năng 7: học lái xe ô tô, vì có thể mượn xe khoảng $60, để đi vòng vòng quanh Albany chơi

Kỹ năng 8: Phải làm thêm ít nhất 10 tiếng/ tuần để giết thời gian và có tiền tiêu vặt

Kỹ năng 9: luôn luôn đi Writing Workshop để các bạn edit essays cho, vì dù mình có tự viết hay đến bao nhiêu cũng sẽ có lỗi. Các bạn Writing Workshop toàn là A & A+ students in Writing.

Kỹ năng 10: Skype với ba mẹ hằng tuần để chia sẻ niềm vui và giấu đi nỗi buồn LOL

Kỹ năng 11: Plan cho mùa hè từ sớm!!! Càng sớm sàng tốt

Kỹ năng 12: Năm 3 đi du học ở nước khác. Please go away for at least 1 semester

Kỹ năng 13: Facebook ít thôi, vì thấy trường người khác mình sẽ GATO. Tốt nhất là đi các party, drama và concerts hằng tuần.

Kỹ năng 14: xin Alumni Sponsored Internship để làm 1 dự án từ thiện. Khoảng $3,000 cho 2 tháng. Ngoài ra, nên đi học 1 chương trình Immersion cho tiếng nước ngoài: ở Costa Rica học 2 tháng Spanish, ở China hay Nhật 2 tháng chỉ học Chinese và Japanese thôi

Kỹ năng 15 là kỹ năng quan trọng nhất nhưng anh Chung rất tiếc đã không tận dụng khi có cơ hội ở trường : CÓ NGƯỜI YÊU và không nên viết Unsent Letter.

Kỹ năng 16: Ngoài Alumni Sponsored Internship, trường có rất nhiều các fellowship, grants, internship khác, cố gắng explore và apply vì trường cực kỳ generous mà em lại có điều kiện làm undergraduate research

Kỹ năng 17: Sports! Đây là cách giúp em mingle với người Mỹ nhanh nhất. Trường có sân golf cực kỳ đẹp, hãy tận dụng cơ hội này chơi golf để có 1 skill quan trọng sau này networking

Kỹ năng 18: Cố gắng establish những mối quan hệ tốt với các giáo sư và chọn ít nhất 1 giáo sư ruột, em sẽ cần mối quan hệ này khi xin lên grad school, apply for jobs, or whatever

Kỹ năng 19: Đừng bao giờ quên trường là community của những bạn có background rất khủng. Đừng chỉ chơi trong cộng đồng international, hãy cố gắng chơi với cả các bạn Mỹ, (mặc dù khó), em sẽ thấy nó rất có ích cho em sau này.

Kỹ năng 20: mặc dù trương rất đẹp, nhưng đừng ru rú ở trường. Hãy năng lên Boston (2 hours away) or NYU (4 hours away) để enjoy city life nếu em có plan sau này ở lại làm việc. Vì trường là 1 môi trường tuyệt với nhưng nhiều khi quá lý tưởng, mọi thứ đều perfect nên có thể khiến em quên mất 1 số skills để cope with city life (mà cuối cùng chắc em sẽ sống ở thành phố chứ ko phải ở quê).

Cam Nguyen (Williams, ’12) đã đút kết ra một lời khuyên rất bổ ích:

Một kỹ năng tổng thể nhất là ra khỏi vòng an toàn. Học khóa Triết Học mà nghe có vẻ đáng sợ nhưng lại lý thú, bạn sẽ thấy nó cực kỳ có ích khi học cao học. Làm bạn với cô phục vụ nhà ăn, người mà luôn tươi cười đón chào sinh viên, bạn sẽ nhận được một món quà quý giá khi tốt nghiệp. Hỏi thăm một giáo sư về công trình nghiên cứu của bà ấy nếu bạn tò mò, bạn có thể sẽ trở thành trợ lý trong phòng thí nghiệm của bà ấy. Khám phá, khám phá, khám phá, nhưng đừng quá kỳ vọng sẽ đạt được điều gì ở cuối hành trình vì như vậy sẽ mất đi sự kỳ thú. 

(push yourself out of your comfort zone. Take that Philosophy course that sounds intimidating but interesting, you may find out it’s super helpful in grad school. Befriend that dining hall lady that always greets students with a smile, you may receive a precious gift on graduation. Ask that prof about her research if you’re really curious, you may get to be a research assistant in her lab. Explore explore explore, but never expect to get anything at the end of your exploration because that takes away the fun.)

3 điều dạy con cần phải luôn tỉnh táo và biết xoay sở khi đi du học

Tôi chợt có quá nhiều cảm xúc khi “lòng nhớ ban mai nao mẹ vẫn trẻ, tay cầm tay con vào đời, là hạnh phúc cho con nương nhờ”. Từ đó tôi suy nghĩ là đưa ra lời khuyên: khi ba mẹ quyết định cho con đi du học, dù là tuổi 15 hay 19, thì cần trang bị cho con những gì?

803_original

Con trai nuôi đi du học năm đầu về, tôi hỏi ngay: con có hút thuốc không? Nó nói: Dạ có, tại mùa đông con cô đơn và căng thẳng quá. Tôi mặt thì cười, nhưng lòng đau tê tái với các câu hỏi tại sao đâm xé ngang tim:

tại sao con không chia sẻ với bố?

tại sao bố mải lo kiếm tiền quá mà không hỏi thăm con?

tại sao không có ai bên con những lúc như vậy?

3 điều dạy con cần phải luôn tỉnh táo và biết xoay sở khi đi du học:

1. Con sẽ đặt niềm tin vào ai?

Bạn bè mới, con có được chia sẻ những điểm yếu của mình, mà không sợ bị nói xấu sau lưng. Người lớn, ngoài thầy cô ra, thì có đáng để con tin tưởng chơi thân hay không. Nếu bị cám dỗ, ai sẽ ở đó mà bảo vệ con. Ngày xưa có vài người bạn của tôi khi đi du học cũng từng gặp gỡ những người bán hàng đa cấp. Tôi xin dừng kể câu chuyện này tại đây.

2. Con sẽ gọi cho ai khi gặp khó khăn?

Lúc bị bỏ rơi một mình ở tàu điện ngầm mà không có tiền, tôi không biết phải gọi cho ai. Nếu không nhờ người lạ cho đủ 45 xu để có một chuyến đi từ Orchard về Bishan, chắc mình ngủ lại ở ga tàu điện. Ở Singapore thì an toàn, chứ ở nước khác mà lạc một mình lỡ có chuyện gì thì thiên thần hộ mệnh sẽ bay từ đâu ra?

3. Con sẽ làm gì khi bị ốm nặng?

Ai sẽ nấu cháo cho con? Ai sẽ đặt khăn ướt lên trán con? Ngày xưa, có một lần vào bệnh viện ở Singapore một mình để chụp hình vì bác sĩ chuẩn đoán nhầm là bị khối u trong thận, tôi đã vô cùng hoang mang, tưởng sẽ chết một mình ở nơi đất khách. Tưởng sẽ không sống được đến năm tuổi 30.

Sống hết tuổi vị thành niên với ba mẹ khi họ còn trẻ là sướng nhất. Những lần tôi gặp hoạn nạn, đều may mắn thoát ra một cách lành lặn. Nhưng đã từng có gia đình nhà rất giàu có ở Quy Nhơn đã mất 1 tỷ đồng để mang xác con từ Mỹ về sau một tai nạn. Và từ đó, họ đã từ bỏ tất cả của cải chỉ để thờ con.

*****

KHI NÀO CHO CON ĐI DU HỌC? (Phần 2)

“Ngồi nghe biển hát rì rào, như lời ru từ thủa ấu thơ…”

Năm 2000, khi mới qua Singapore, cứ mỗi lần nghe bài hát “Lời ru cho con” từ cái Walkman mượn của Nguyen Thanh Trung là lại khóc ra nước mắt. Gọi điện thì không dám vì nói chuyện có 5 phút mà mất $10 thẻ điện thoại Singtel. Viết thư tay cho mẹ thì không dám kể chuyện buồn, mà chỉ dám kể chuyện bình thường đến vui thôi. Đợi 1 tháng sau mới có thư của mẹ và cô bạn con gái dễ thương Hien Phan kể về những điều đẹp huyền diệu ở Quy Nhơn (14 năm rồi vẫn vậy).

Mẹ nói là trên TV bọn nhỏ thắng chuyến đi du lịch Singapore mà bọn nó mừng quá trời, con mẹ được ở luôn bên Singapore 4 năm chưa thấy gì. Có những người bạn của con vẫn còn ở Singapore đến tận bây giờ. Phụ huynh của tất cả bọn con chắc ai cũng tự hào về sự hy sinh thiếu thốn tình cảm để con được bay và xa, mẹ nhỉ?

Rồi những bước chân yếu ớt của con ở nơi đất khách, có lúc chạy ra chỗ khác chơi riêng vì các bạn khác không hiểu mình, có lúc con bị bỏ lại một mình ở ga tàu điện vì hết tiền trong thẻ và trong túi phải đi xin đồng xu của người lạ, có lúc con ăn mì gói nhiều quá bị táo bón trầm trọng, có lúc con đi quanh sân vận động trường đến 10 vòng để viết cho xong ca khúc “Xa nhà”. Những câu chuyện ba mẹ không bao giờ biết, vì con chưa bao giờ kể.

Nhưng mà có những người anh người chị người bạn tuyệt vời luôn ở bên cạnh con. Nhiều lắm, nhiều lắm, và con biết ơn là ba mẹ đã luôn dạy cho con phải sống nhân từ để trên đường đời, không bao giờ mình thấy cô đơn. Cảm ơn riêng anh Pham Quang Chi đã giúp em lớn lên nhiều và tự đi trên đôi chân của mình khắp thế gian.

*****

KHI NÀO CHO CON ĐI DU HỌC? (Phần 1)

Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ muốn được đi du học từ năm 19 tuổi. Vì mình muốn trải qua giai đoạn vị thành niên cùng ba mẹ khi họ còn trẻ.

Đi du học 10 năm về, ba mẹ đã già. Nhiều suy nghĩ quá khác biệt đôi lúc không thể nào níu lại gần. Hôm nay lễ tri ân cho em trai, mẹ nhất định không lên sân khấu, vì bảo nhìn mình giống… bà nội.

Du học sớm cũng tốt, nhưng mất đi cơ hội được thấy ba mẹ khoẻ mạnh với nụ cười tươi rói và đôi chân săn chắc. Ba mẹ cũng mất đi cơ hội được thấy con mọc cánh vươn vai. Rồi con đi du học mà không về thì những phút giây bên nhau lúc nào cũng là quá ngắn, chỉ thấy được phần nổi của tảng băng để rồi lại tập làm quen trở lại với sự vắng mặt vô hình.

Muốn được sống cùng ba mẹ khi họ còn trẻ quá! Làm sao đây???

10 điều cần làm khi lần đầu đặt chân đến trường Đại Học Mỹ

1. Tìm cách kết nối mạng Internet và báo cho nhà là đã đến nơi an toàn. Hẹn nói chuyện định kỳ với gia đình, ví dụ, sáng thứ 7 hằng tuần lúc 9h.

2. Liên lạc với những anh chị người Việt trong trường để hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt. Liên lạc với những bạn bè người Việt đang học trường khác để chia kẻ trải nghiệm.

3. Tìm ngân hàng và cho tiền mặt vào tài khoản. Trong ví chỉ nên mang tiền lẻ và thẻ ATM debit.

4. Tìm hiểu nơi mua sắm xung quanh trường, đặc biệt là những nơi giá cả phải chăng.

5. Tìm gym và lên kế hoạch 3 ngày/ tuần để rèn luyện sức khỏe.

6. Cập nhật google calendar để luôn chuẩn bị bài trước hạn nộp. Chú ý lịch office hours của giáo sư, cần phải gặp họ 2 tuần/ lần.

7. Học trước chơi sau. Những bài nghiên cứu dài, cần phải vào thư viện ngay sau khi giáo sư giao bài để thu thập sách về đọc.

8. Đọc trước quyển sách “Student’s Guide to Writing College Papers” (Turabian) và hiểu được cách tìm câu hỏi nghiên cứu, tìm tài liệu, phác thảo bài luận, trình bày bằng chứng, tóm tắt, diễn giải và phản biện, và chỉnh sửa.

9. Tìm hiểu lịch của các hoạt động giải trí và học thuật trong trường. Hằng tuần đều có các buổi diễn ca nhạc, kịch nói, diễn thuyết, thí nghiệm tâm lý…

10. Trong vòng 2 tháng, cố gắng có 4 nhóm bạn để chơi chung:

i) Nhóm bạn nữ châu Á thích nấu ăn1609758_315978661916098_8357468723853438018_n

ii) Nhóm bạn làm bài tập về nhà chung (cùng chuyên ngành)

iii) Nhóm bạn cùng sở thích (thể thao, âm nhạc…)

iv) Nhóm bạn người Mỹ

Đi du học về Việt Nam ngành nào sẽ kiếm được việc làm tốt?

vietnam-babe-site

Bi quan về nền kinh tế làm cho phụ huynh lo lắng làm sao để cho con mình điều kiện tốt nhất. Đầu tư $100,000 cho con đi học Đại Học Mỹ cũng là 1 bài toán nhức đầu, vì chừng đó tiền có thể mua 1 căn nhà ở thành phố.  Thế nên, phụ huynh hay hỏi mình 2 câu hỏi mình không trả lời được thỏa đáng.

Mình đành phải tìm đến 1 người bạn (Chuyên gia X) có am hiểu về kinh tế Việt Nam và kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng du học sinh.

1) Học trường danh tiếng có dễ kiếm việc tốt hơn học trường bình thường không?

Thầy Chung:

Nếu CV có tên trường danh tiếng thì sẽ dễ được chú ý ở vòng gửi xe, và có nhiều khả năng được phỏng vấn hơn. Trường danh tiếng có mạng lưới giới thiệu việc làm rộng hơn, nhưng phải cạnh tranh với nhiều bạn giỏi hơn.  Cuối cùng, quan trọng nhất là năng lực và network riêng của mỗi bạn.

Chuyên gia X:

Đúng là danh tiếng tạo ấn tượng ban đầu trong CV, nhưng các nhà tuyển dụng họ tìm những người có “employable skills”. Hai kỹ năng rất quan trọng là teamwork và leadership. Nên những bạn nào học trường kém danh tiếng hơn thì phải nỗ lực để phát triển những cái skills đó. Nỗ lực như thế nào mới đủ? Câu trả lời là: KHÔNG CÓ KỲ NGHỈ HÈ!

2) Đi du học về Việt Nam ngành nào sẽ kiếm được việc làm tốt?

Thầy Chung:

 

Việc mà nhiều bạn du học sinh mơ ước có lẽ là Management Consultant của McKinsey. Làm 1-2 năm McKinsey là có thể bay lên vị trí giám đốc của những công ty khác. Tham khảo CV của một số du học sinh như thế (chưa xin phép chủ nhân nhưng mà họ công khai trên Linkedin):

Linkedin chỉ giúp chúng ta nhìn về quá khứ, còn tương lai thế nào thì mình nghĩ học cái gì giỏi thì cũng kiếm được việc làm tốt.  Không có thành công hay thất bại, mà chỉ có lúc nào mới tỏa sáng thôi. Định hướng tốt là phải nhận thức được như Frank Bruni nói: ” People bloom at various stages of life, and different individuals flourish in diffirent climates” (Con người tỏa sáng ở những giai đoạn khác nhau trong đời, và mỗi cá nhân thành công trong những môi trường khác nhau).

Chuyên gia X:

Một số ngành có triển vọng trong tương lai (đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan của cá nhân, không đại diện cho một tổ chức nào):

– Đào tạo Tiếng Anh: 2 tuổi phụ huynh đã cho con học tiếng Anh rồi

– Kỹ sư Nông Nghiệp: Việt Nam sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho ASEAN

– Operation: Xây dựng quy trình hiệu quả là 1 kỹ năng đang thiếu ở Việt Nam

– Design: Phần nhìn cần luôn được đầu tư

Cách làm bộ hồ sơ du học trở nên thú vị

interesting-cat-accessories

Harvard President Drew Gilpin Faust bật mí rằng để gây ấn tượng với ban tuyển sinh, con bạn cần phải interesting. Trường Harvard có thể dễ dàng nhận học sinh xuất sắc nhất từ tất cả các trường, nhưng họ lại thích những bạn có bài luận cá nhân độc đáo và thư giới thiệu khác thường.

Điều bất lợi, Faust chia sẻ, là việc biến con bạn trở nên thú vị thật dễ nói nhưng khó làm. Thay vì lên list sẵn những điều cần làm, Faust khuyên con bạn nên tập trung theo đuổi 1 số đam mê nhất định.

Từ đó, điều thuận lợi mà Faust tiết lộ là thay vì quá bận rộn với việc học đủ thứ để cho vào bảng hoạt động thì con bạn nên chú tâm vào phát triển cá tính toàn diện.

Vậy bạn nên giúp con mình như thế nào? Theo kinh nghiệm 5 năm trong ngành du học, thì tôi nghĩ có 3 yếu tố quyết định sự interesting của 1 cậu bé/ cô bé học sinh cấp 3.

1. Đã từng tự đi xe đạp ra đường

Có bao giờ bố mẹ sẵn sàng buông tay để con đạp xe ra khỏi vòng an toàn? Để con khám phá thế giới mà không có bóng dáng của sự chở che bao bọc. Để con vấp ngã, va chạm và biết tự mình đứng dậy cho những lần tiếp theo.

2. Đã từng thức trắng đêm để xem video clip bóng rổ

Có bao giờ bố mẹ không bắt con phải tắt máy vi tính đi để đi ngủ, bỏ ngang một trận đấu hấp dẫn với những đường chuyền kỹ xảo mà con có thể học được để áp dụng trên sàn đấu? Để con tìm tòi học hỏi mà không cần phải có thầy cô chỉ trỏ từng bước và giao bài tập trong khuôn khổ vừa đủ để đạt điểm 10.

3. Đã từng ở một nơi hoàn toàn lạ lẫm

Có bao giờ bố mẹ cho con “xách ba lô lên và đi” đến một nơi mà con tìm thấy được chính mình. Để con tìm được sự bình yên mà con chưa bao giờ cảm được nơi thành thị. Để con thả mình trong cái thực tại của không gian và thời gian.

Nếu con bạn tự làm 3 điều này, thì tôi chắc chắn là khi lớn lên, chúng sẽ có câu chuyện thú vị để kể cho Harvard nghe. Và dù Harvard không nhận, họ cũng sẽ tiếc nuối.

CON RẤT MUỐN ĐI DU HỌC

Hiện nay, vì những hoạt động sôi nổi của Vietabroader và các kênh thông tin khác, có rất nhiều bạn teen gia đình chỉ đóng góp được dưới $10,000/ năm nuôi ước mơ du học Đại Học Mỹ. Đáng ngại là học bổng toàn phần (Full ride) dạo này rất hiếm, chỉ có thể nộp vào những trường trong Top của Top ở hình dưới này.

10690314_782763738070_3567115577391011411_n

Đáng ngại hơn nữa là những trường này là mục tiêu hàng đầu của rất nhiều gia đình có điều kiện về tài chính, nên khả năng cho một bạn tài năng nghèo (TNN) được nhận vào những trường này gần như là phép nhiệm màu.

Vậy con đường nào cho những TNN?

–          Gap Year: để có thời gian học SAT và tham gia những hoạt động ngoại khóa có chất lượng lâu dài. Có 1 số bạn gap Year ở Sài Gòn đã được học bổng Full Ride vào Princeton, Williams, Amherst sau 1 năm chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho bộ hồ sơ của mình

–          Full Tuition: chỉ cần được cho học phí toàn phần, nếu tìm được nguồn tài trợ từ họ hàng hoặc ngân hàng để chi trả được tiền ăn ở, thì phạm vi chọn trường sẽ rộng hơn. Tham khảo list các trường có thể cho Full Tuition 

–          Đại Học Việt Nam: học tốt Đại Học Việt Nam, sau đó ra trường làm việc ở những ngành liên quan đến Phát Triển. Bạn sẽ có cơ hội nộp cho những chương trình học bổng đặc biệt như World Bank, Fulbright… để đi học Master hoặc phD.

CON RẤT MUỐN ĐI DU HỌC, nhưng thầy ơi, thật ra nhà con chỉ có thể cho con đi với khả năng đóng học phí dưới $5000/năm thôi, con không biết là mình có bao nhiêu cơ hội và cần phải có những yếu tố nào để xin financial aid phù hợp với khả năng đó, thầy có thể cho con một số ý kiến được không?

Ngày xưa thầy cũng giống con, nên con cố lên!!!