Thông minh, tài giỏi như cô sao rốt cuộc lại đi dạy?

Ngày 19 tháng 6 năm 2013

Sáng nay một cô giáo bức xúc nói với tôi là sau khi giới thiệu bản thân trước lớp, một cậu học trò thẳng thừng hỏi: “Thông minh, tài giỏi như cô sao rốt cuộc lại đi dạy?”

Sáng nay một cô giáo khác rơi nước mắt chứng kiến cảnh học trò không thể truyền đạt được ý tưởng đơn giản nhất.

Sáng nay một cô giáo nữa vì quá quan tâm đến học trò mà bị chính bọn chúng phàn nàn.

Cartoon of a boy and a teacher. The boy says, "Everyone thinks I am wise until you call on me and I have to open my mouth!" I based this cartoon on Proverbs 13:3
Cartoon of a boy and a teacher. The boy says, “Everyone thinks I am wise until you call on me and I have to open my mouth!”
I based this cartoon on Proverbs 13:3

Đó là những trắc trở thường gặp trong nghề giáo, cũng như cái lần một cậu học trò (rất ngoan) lại vô tình nói đùa: “Xin lỗi, anh chỉ là một thằng dạy SAT”, mô phỏng theo cái trào lưu “bán bánh giò”.

Là một quản lý giáo dục, tôi có trách nhiệm lớn trong việc thay đổi thành kiến của một vài cá nhân về cái nghề cái nghiệp này, một mặt để động viên các đồng nghiệp tin tưởng hơn vào những giá trị mà họ đang theo đuổi, một mặt để học trò có cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về bản chất của giáo dục.

Thứ nhất, giảng viên phải là những người thông minh và học giỏi. Thử hỏi bạn có muốn học một người thầy tối dạ, không vững kiến thức và bản thân không có phương pháp học hiệu quả không? Vì thế,  ngành giáo dục có nhiều tài năng là chuyện hết sức bình thường.

Thứ hai, học thức và công việc có liên quan, nhưng không đối xứng với nhau. Để lựa chọn công việc và tồn tại lâu dài cho đến khi đạt được sự nghiệp, học thức chỉ chiếm khoảng 50%. Phần còn lại phụ thuộc vào tính cách, năng khiếu, sở thích, tham vọng, quan hệ xã hội- tất cả đều là những yếu tố tạo nên sự khác biệt cho mỗi người. Vì thế, không phải cứ học giỏi, thông minh là phải đi kinh doanh bất động sản.

Thứ ba, giảng viên có một thứ mà các nghề khác không có: đam mê về giáo dục. Chính đam mê này đã làm cho họ rơi nước mắt vì những chuyện không hay, nhưng cũng nhanh chóng gạt nước mắt để theo đuổi cái đích cuối cùng: đó chính là cảm hóa (truyền cảm hứng và biến hóa nhân cách) của một tâm hồn trẻ.

***

Tôi bảo các cô giáo chỉ cần trả lời học trò: “Cô đi dạy vì giáo dục là đam mê của cô, và cô tin rằng các em luôn cần sự hướng dẫn của một người thông minh, học giỏi.” Và cứ tiếp tục say sưa với bài học hôm đó.

Phải mất nhiều năm thì thành kiến đối với nghề giáo mới thay đổi.

Phải mất nhiều năm để các em thốt lên:  “Bài học đầu tiên cảm ơn thầy thầy đã dạy”.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s