Trong quyển sách “How to read literature like a Professor”, Thomas C. Foster chia sẻ khi giáo sư đọc thì họ sẽ phân tích trong đầu ngay.
MEMORY: tôi đã từng gặp tình huống này ở đâu rồi
SYMBOL: tôi biết sự vật/ sự việc này tượng trưng cho cái khác
PATTERN: tôi đoán được việc gì xảy ra tiếp theo
HÀNH TRÌNH
Mỗi hành trình đi là một cuộc kiếm tìm. Vì thế cách dàn dựng cốt truyện thường có 5 yếu tố:
1) Người đi kiếm tìm
2) Một nơi cần đến
3) Một lý do ban đầu để đến đó
4) Thử thách chông gai
5) Lý do thực sự của chuyến đi
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật chính cuối cùng được khai sáng về… chính mình.
ĂN UỐNG
Mỗi khi tác giả tả cảnh ăn uống, tác giả đang muốn gián tiếp thể hiện mối quan hệ của những người trong truyện.
MA QUỶ
Ma quỷ không chỉ đơn thuần là ma quỷ, chúng thường tượng trưng cho những thói hư tật xấu của con người.
THẤY QUEN QUEN
Không có tác phẩm nào là hoàn toàn mới mẻ, vì các tác giả đều chịu sự ảnh hưởng của những người đi trước. Và thực sự, trên đời này chỉ có 1 câu chuyện khổng lồ.
SHAKESPEARE
Có cảm giác các đôi trai trẻ trong quyển tiểu thuyết nào cũng giống Romeo và Juliet?
KINH THÁNH
Truyện này sao giống giống Cain & Abel?
TRUYỆN CỔ GRIMM
Các tác giả sau kể về những người trẻ lạc lối dường như dùng 1 phần của những câu truyện cổ tích.
THẦN THOẠI
Cũng lấp ló đâu đó những truyền thuyết.
MƯA VÀ TUYẾT
Thời tuyết cho ta nhiều liên tưởng. Mưa như là được gội rửa để làm con người mới. Còn tuyết?
ĐỨNG CẠNH ANH HÙNG
Anh hùng sống đến cuối truyện còn những ai xuất hiện gần bên thì tự hiểu số phận của mình.
(Còn nữa)