CHIA SẺ TUẦN 12: Mỗi trẻ em mang trên mình 1 cái mác

twinsMột người thầy của mình ở Harvard kể rằng thầy có 1 người anh sinh đôi hoàn toàn giống về bề ngoài. Cả hai đều có vấn đề về tai nên nghe hơi yếu. Khi học tiểu học, thầy khắc phục bằng cách nhìn chằm chằm vào người đối diện khi học để hiểu bài hơn. Còn anh của thầy thì không khắc phục nên gặp khó khăn.

Sau 1 thời gian, thầy được coi là đứa bé có năng khiếu (gifted), trong khi anh của thầy bị liệt vào danh sách học sinh đặc biệt (special). Từ đó, cuộc đời 2 người đi theo ngã rẻ khác nhau, anh của thầy nghỉ học sớm và lao vào con đường tội lỗi.

Chúng ta có nên dán mác (label) những đứa bé quá sớm và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của chúng không?

Nhà tâm lý học Robert Sternberg cho rằng trong cuộc sống con người cần 4 khả năng:

– creative: sáng tạo để đối mặt với thử thách mới
– analytical: phân tích để xem ý tưởng của mình có phù hợp không
– practical: thực hiện ý tưởng và thuyết phục người khác đồng hành
– wisdom-based: bảo đảm ý tưởng của mình có tâm, mang đến điều tích cực trong tương lai gần và xa

Ông gọi 4 khả năng này là trí tuệ thành công (successful intelligences). Theo ông, cách đánh giá học trò hiện tài dựa trên bài thi SAT chỉ tập trung vào khả năng analytical và không giúp học trò bộc lộ được những khả năng khác.
Đây chỉ là ý kiến của một nhà tâm lý, nhưng rõ ràng quay lại câu chuyện 2 anh em song sinh ở trên, thì có thể thấy cách label trẻ em hiện tại sẽ làm cho không ít bé bị thiệt thòi. Một khi mang trên mình 1 cái label, đứa bé sẽ khó lòng phát triển những tài năng tiềm ẩn, và dần dần sẽ thua thiệt nếu không có sự quan tâm hỗ trợ đúng mức của những người xung quanh.

Nên hay không nên label trẻ em?

 

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s