Một cô bé có cha người gốc Phi và mẹ người gốc Á lúc khai hồ sơ Đại Học lại để mình là “Black” chứ không dám thêm danh tính “Asian”. Có thật là khai mình có gốc châu Á sẽ khó đậu hơn không?
Khi 1 trường Đại Học chọn sinh viên cho niên khóa mới, họ muốn sự đa dạng để mô phỏng không chỉ thế giới thực tại mà cả thế giới họ muốn trong tương lai 20 năm nữa, khi những sinh viên đó trở thành các nhà lãnh đạo. Có thể khi Harvard Law School quyết định nhận thanh niên da màu mang tên Barrack học đã hình dung thế giới 20 năm sau có một bước ngoặc lịch sử mang tên Obama.
Vì thế các trường Đại Học Mỹ dùng chủng tộc là một trong những tiêu chí xét tuyển. Tuy nhiên, sau 1 vài vụ kiện tụng thì các trường Đại Học không được phép đặt ra chỉ tiêu hạn chế số lượng sinh viên thuộc 1 chủng tộc nào đó, nhưng vẫn được quyền cân nhắc xem có nên nhận 1 thí sinh dựa trên xuất xứ.
Với số lượng thí sinh châu Á ngày càng gia tăng, thí sinh với số điểm SAT cao ngất ngưỡng vẫn bị các trường Đại Học Top từ chối. Do đó, sinh viên Châu Á lại được khuyên là không nên làm bộ hồ sơ của mình “quá Châu Á”.
Họ được khuyên cần phải tránh: | Thay vào đó, họ được khuyên nên:
|
– chơi nhiều nhạc cụ
– chơi cầu lông
|
– chơi football Mỹ chẳng hạn
– tham gia kịch nói
|
– kể chuyện ông bà cha mẹ khổ sở như thế nào sau chiến tranh
|
– kể chuyện khác |
– nói mình thích môn sinh học và muốn làm bác sĩ
|
– nói mình thích các môn xã hội nhân văn
|
– thể hiện mình chỉ quan tâm đến điểm số
|
– thể hiện mình thích học hỏi khám phá
|
Điều này làm bố mẹ châu Á khá hoang mang vì không biết nên cho con mình tham gia thêm cái gì để trở nên khác biệt trong cuộc cạnh tranh với các bạn gốc Á khác, vì SAT thì sau một thời gian chuẩn bị sớm, ai cũng sẽ được điểm same same.
Mình hay nói đùa (mà thật) là có thể con trai thì nên cho học cái gì “nữ tính” 1 chút và con gái thì học cái gì đó “nam tính” một chút để sau này nó có những kỹ năng và câu chuyện không đụng hàng.
Nhưng thực sự là không có duy nhất một công thức nào cho bộ hồ sơ thành công cả. Chỉ cần các bé khỏe mạnh, cân bằng giữa học và chơi, sống chan hòa với những người đang sống là có đủ tư liệu cho bộ hồ sơ rồi.
Còn 1 kỹ năng nữa các bạn trẻ nên trau dồi dù có đi du học hay không: ĐỌC SÁCH. Đây là 10 quyển sách hay nhất năm 2015 do Washington Post bình chọn. Tập đọc đi nào!