Hai tháng cuối năm luôn là giai đoạn căng thẳng cho các bạn teen chuẩn bị nộp hồ sơ Đại Học Mỹ. Một bộ hồ sơ quá phức tạp với khoảng hơn 30 bước để hoàn thành. Mục tiêu là để đánh giá toàn diện từ khả năng học thuật đến tiềm năng lãnh đạo. Khái niệm này dường như chỉ có Mỹ mới áp dụng, gọi là holistic.
Nhưng có điều ít người biết là cách đây gần 100 năm, tuyển sinh Đại Học Mỹ cũng dựa trên 1 kỳ thi vài môn học để sàng lọc. Cho đến 1 ngày Đại Học Columbia yêu cầu thí sinh phải điền tên cúng cơm của mẹ và nộp 1 tấm hình. Vì sao?
Đại Học muốn giới hạn số lượng sinh viên Do Thái được luyện thi bài bản nên điểm số cao áp đảo. Sau một thời gian các trường Đại Học Top khác yêu cầu phải nộp thêm bài luận cá nhân và phỏng vấn, với lý do là để đánh giá một cách “holistic”, nhưng thực ra là để có thể từ chối những bạn Do Thái điểm số cao mà … không cần giải thích.
Ngày nay thi SAT được gần 2400 chưa chắc đậu Harvard. Số lượng sinh viên Châu Á được đầu tư tăng chóng mặt (Năm 2003, số học sinh Hàn Quốc nộp ĐH Tufts là 170, cao nhất rổ Châu Á. 10 năm sau, 2013, cao nhất rổ Châu Á nộp vào Tufts là 700 học sinh, từ… Trung Quốc).
Vì thế, báo chí ví việc nhiều sinh viên gốc Châu Á toàn diện (về mọi mặt từ điểm số đến đàn ca hay chế tạo robots) vẫn rớt Ivies như thường giống với câu chuyện cách đây 1 thế kỷ.
Với khái niệm holistic, trường muốn nhận ai thì nhận, và không cần phải giải thích vì sao. Nhưng cẩn thận nha, họ đang kiện lớn đó, vì họ đầu tư xương máu và tiền bạc để trở nên holistic như ý trường muốn mà lại dám dùng chính khái niệm đó để đánh rớt họ.
Is Harvard Showing Bias Against Asian-Americans?
Holistic là một từ đầy nghịch lý!