2. Ở Mỹ có 1 số môn khoa học cũng gặp phải tình trạng này. Những gì giáo sư không dạy coi như là không sợ kiểm tra.
Vì thế mới có cái gọi là liberal arts: sinh viên phải học những môn xã hội và hầu hết giáo sư bắt viết research paper, nên buộc sinh viên phải đọc sách, phân tích, tổng hợp, phản biện. Và cuối cùng họ được đánh giá dựa trên khả năng tư duy.
3. Khi qua Anh học, tôi thấy kỳ cục là 1 bài thi cuối năm đánh giá hết quá trình học. Kỳ cục nhất là tháng 12 hết học kỳ mùa thu, nhưng đến tháng 6 mới thi. Lúc đó ai cũng bỏ ra 1 tháng cày những cái mà chắc chắn giáo sư sẽ kiểm tra.
Cũng không khác Việt Nam là mấy, có điều bên Anh có thư viện và viện bảo tàng đa dạng để các bạn trẻ mộng mơ và đam mê khám phá thế giới hơn!
4. Bài thi chuẩn hoá như SAT dù bị chỉ trích nhưng ít ra khi học trò hỏi là cái này có trong bài kiểm tra không, tôi nói là KHÔNG biết. Và vì thế bạn nào chịu khó đọc sách nhiều bạn đó được điểm cao.
Và thú thật là tôi thích dạy môn Creative Writing, vì tôi thích sự chới với lạc lối của các bạn khi gặp câu hỏi: Tôi là ai? Nhưng chính sự khủng hoảng tinh thần này tạo cho các bạn cảm xúc thăng hoa khi đã hoàn thành xong bản vẽ thương hiệu của mình để trưng ở cửa hàng cho các trường Đại Học đấu giá cho học bổng.
5. Từ điều 1-4, tôi tạm kết luận là sứ mệnh của giáo dục là giúp học trò tìm câu trả lời cho câu hỏi của trường Stanford: What matters to you?
Đọc xong, ông Chời cũng không biết sứ mạng của GD là gì…