PHỎNG VẤN YOUTH FOR COMMUNITY
- Tại sao ngoài việc dạy học và quản lý giáo dục, thầy còn thực hiện và tham gia các hoạt động xã hội?
Được tiếp xúc với nền giáo dục toàn diện của Singapore và Mỹ, nơi mà hoạt động ngoại khóa là hoạt động chính khóa, nên thầy tin vào giáo dục toàn diện (giáo dục không chỉ về học thuật mà còn bao gồm cả kĩ năng sống).
Làm về mảng du học, thầy muốn hỗ trợ các bạn học sinh Việt Nam, hướng các bạn theo lối giáo dục này để bù đắp những phần còn thiếu của môi trường học ở Việt Nam. Thầy tạo cơ hội cho các bạn bằng cách: cho các bạn lên ý tưởng hoạt động ngoại khóa, khuyến khích các bạn tham gia với tư cách Tình nguyện viên, sau đó lên leaders và cuối cùng là trở thành một student-run club.
Muốn khuyến khích các bạn tham gia, bản thân thầy phải là 1 điển hình , tức phải cân bằng được việc học/làm và việc tham gia các hoạt động khác.
- Các mảng hoạt động xã hội của thầy?
Có 3 mảng:
- Hoạt động của riêng thầy : như KIDS Vietnam (bắt nguồn sau Shoes for Sapa)
- Hoạt động cho học trò: làm về mảng du học, thầy hỗ trợ tạo các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia (học trò nghĩ ý tưởng, thầy giúp recruit, chia ban, chạy dự án, khi dự án có thể phát triển được thì thầy giao lại hoàn toàn cho các bạn).
- Hoạt động cho toàn Việt Nam: Thắp sáng Khát Vọng Việt, được giao lưu và hỗ trợ các bạn tài năng từ Bắc Giang, Bình Định, Lâm Đồng, Nghệ An, Hà Tĩnh… có ước mơ du học rất là thú vị.
- Dự án Shoes for Sapa (đã thực hiện được 3 lần) bắt nguồn như thế nào?
- Phát động một tuần vì sự cấp bách, nhưng vì vậy gây được sự chú ý cao
- Nguồn gốc: lúc đầu chỉ có kế hoạch đi chơi Sapa, nhưng thầy đọc báo và biết được tình hình của các em, từ đó phát động gây quỹ, lần đầu được 120 triệu.
- Những khó khăn lớn mà một dự án hay gặp phải?
- Gây quỹ (Fundrasing):
Khó vì người ta không tin, không thấy sự cấp bách, và vì là dự án thiện nguyện nên người mua không cảm nhận được giá trị vật chất trực tiếp.
Để tạo hứng thú cho người khác phục vụ cho việc gây quỹ, cần:
– Phải có sự đầu tư, chuẩn bị kị từ trước,nắm rõ dự án của mình để giải đáp nghi vấn cho người khác
– Phải có mục đích rõ ràng
– Vấn đề có tính cấp bách
– Uy tín của người tham gia (lôi kéo được những người đáng tin)
- Hậu cần (logistics): cần phải có mối quan hệ với những người chuyên môn có liên quan để nhờ họ hỗ trợ.
- Teamwork: làm sao để tạo 1 đội ngũ làm việc nhịp nhàng hiệu quả là 1 thử thách lớn, vì mình không thể nào làm hết tất cả mọi việc như một one-man show.
- Một dự án thường phát triển theo hướng nào?
- Horizontal growth: đi theo 1 hướng, thì sự quan tâm giảm đi theo thời gian
- Vertical growth: phát triển lên cao hơn, group nhiều dự án khác nhau, tạo một tổ chức lớn ở trên điều hành. Ví dụ sau Shoes for Sapa, thầy đã lập Kids Vietnam cùng với các anh chị khác, từ đó thực hiện những dự án đa dạng tiếp theo như Phao cho Lai Châu, Học cụ cho Bình Định, Sân chơi cho Huế…
- Yếu tố nào đánh giá thành công 1 dự án?
- Đặt ra mục tiêu đo đếm được: đạt được mục tiêu đó
- Mục tiêu không đo đếm được: cảm giác của những người ủng hộ mình. Đặc biệt, nên xem thử dự án lần 2 như thế nào để đánh giá lần 1. Nếu lần thứ 2 thực hiện không đạt hiểu quả như lần thứ 1 nghĩa là lần thứ 1 không để lại uy tín hay ấn tượng tốt.
- Các bước thực hiện một dự án?
Bước 1: Gạt đi những người muốn dập tắt ý tưởng của bạn
Bước 2: Đặt ra những mục tiêu cụ thể, đo đếm được
Bước 3: Lập những bước thực hiện
Bước 4: Đi tìm người có chuyên môn liên quan tới dự án
Bước 5: Lập bản kế hoạch
Bước 6: PR cho dự án
Bước 7: Tuyển người tham gia
Bước 8: Cơ cấu lại người tham gia vào các nhóm
Bước 9: Thực hiện
Bước 10: Reflection
- Thầy nghĩ gì về thông điệp “tuổi trẻ vì cộng đồng”?
Có trách nhiệm, tinh thần vì cộng đồng là rất đáng hoan nghênh và để có thể vì cộng đồng, mỗi người phải có trách nhiệm với bản thân mình trước.
Mỗi khi tham gia xong 1 dự án với những người kém may mắn, thầy quay trở về với công việc và càng có ý thức với bản thân mình hơn: Phải biết giữ gìn sức khỏe, lao động hăng say, và luôn nâng cao năng lực của mình.
Bản thân mình phải sung sức thì dự án mới phát triển bền vững được.
(Thực hiện: Quan Tu)